Header Ads

5 Việc Làm IT HOT Nhất Hiện Nay

Job-HuntingChuẩn bị kiến thức, kĩ năng trước khi thăng tiến hoặc “nhảy” sang những công việc HOT hơn là điều rất quan trọng. ITviec đã tổng hợp 5 việc làm IT đang “có giá” nhất trên thị trường hiện nay, giúp bạn:
  • Hiểu công việc của 5 công việc IT HOT nhất hiện nay.
  • Các kỹ năng, kiến thức cần có cho mỗi công việc.
  • Các resource hữu ích để bạn rèn luyện.

1. Project Manager

main-feature
Quy trình phối hợp với các team của Project Manager
Project Manager là chức danh phổ biến trong công ty Outsourcing, được trả lương khá “khủng”. Mô tả công việc của các Project Manager thường là:
  • Lập kế hoạch, quy trình làm ra sản phẩm phần mềm theo yêu cầu hoặc nhu cầu khách hàng.
  • Sắp xếp quy trình, lịch làm việc của Developer, Tester và những vị trí liên quan,  giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng và giao sản phẩm đúng hạn.
  • Theo dõi, kiểm soát công việc hằng ngày của từng thành viên trong team.
  • Giao tiếp với khách hàng, bao gồm báo cáo tiến độ, tình hình những phần việc đã hoàn thành, những lỗi đang gặp phải để có phương án giải quyết.
  • Quản lý chiến lược cho Team, bao gồm đưa ra mục tiêu, định hướng và quản lý rủi ro cho những dự án tiếp theo.

Mức lương của Project Manager?

Mức lương thấp nhất cho vị trí Project Manager là 1500USD với 2-3 năm kinh nghiệm. Mức lương cao nhất cho vị trí này là 3000USD với 8 năm kinh nghiệm trở lên.

Kỹ năng cần có của một Project Manager?

1) Kỹ năng quản lý dự án, bao gồm lập quy trình chi tiết công việc cụ thể, thời gian hoàn thành các giai đoạn để giao sản phẩm đúng deadline.
Chẳng hạn, bạn cần phải sắp xếp theo thứ tự quan trọng, mức độ ưu tiên của từng phần việc, người chịu trách nhiệm cho phần đó để đảm bảo không ai làm trùng và việc được hoàn thành đúng hạn.
2) Kỹ năng lập kế hoạch. Cần phải có một Action Plan cụ thể từ ngày đầu dự án cho đến ngày cuối cùng giao sản phẩm. Không nên để lúc thì các Dev phải làm quá nhiều việc, lúc thì họ phải ngồi chơi.
3) Kỹ năng quản lý thời gian phải thật chặt chẽ, chia việc đều cho từng khoảng thời gian cụ thể, tránh những yếu tố bên ngoài tác động như lễ hội, kì nghỉ, cuộc vui chơi… ảnh hưởng đến năng suất.
4) Kỹ năng giao tiếp với khách hàng, bao gồm lắng nghe kĩ yêu cầu khách hàng, xem chi tiết phản hồi của họ để chỉnh sửa sản phẩm đúng nhu cầu.
5) Kỹ năng giải quyết vấn đề khi gặp rắc rối, bao gồm việc phân tích nguyên nhân rồi tìm giải pháp thích hợp qua các case study, kinh nghiệm từ đồng nghiệp.

Những resource bổ ích cho Project Manager:

Xem ngay việc làm Project Manager tại ITviec.

2. Product Owner

what_is_a_product_manager
Định nghĩa về vị trí Product Manager của Martin Eriksson @MindTheProduct
Product Owner khác với Project Manager ở chỗ công việc chỉ gói gọn trong việc tạo ra và phát triển một “sản phẩm” (có thể là phần mềm hay website) duy nhất trong một công ty, thường là công ty Product và hướng đến đáp ứng nhu cầu của một nhóm người dùng.
Thông thường, một Product Owner sẽ làm những công việc sau:
  • Lên kế hoạch chi tiết xây dựng sản phẩm, bao gồm code, thiết kế, định hướng nội dung, các phần liên quan…
  • Quản lý, phân công công việc cho các team Developement, Design và phối hợp với team Marketing, Sale… thực hiện kế hoạch trên.
  • Nghiên cứu nhu cầu người dùng để lập chiến lược thay đổi, nâng cấp, sửa chữa sản phẩm sao cho họ yêu thích và tiếp tục sử dụng.
  • Phối hợp với các bộ phận liên quan Sale, Marketing, chăm sóc khách hàng (CS)… để nghe phản hồi từ người dùng và điều chỉnh cho phù hợp.
Product Owner cũng chính là người phải trả lời câu hỏi “Tại sao phải có sản phẩm này?” “Nên có gì trong sản phẩm?” và “Khi nào thì ra mắt sản phẩm được?” trước khi các Developer, Engineer bắt đầu công việc.

Mức lương của Product Owner?

Mức lương của Product Owner vào khoảng 1200USD cho đến 3000USD tùy vào từng sản phẩm cụ thể.

Làm sao để trở thành một Product Owner?

1) Kỹ năng quan sát và phát hiện ra lỗi trong sản phẩm để có phương án sửa lỗi đúng lúc.
2) Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem-solving skill) theo lộ trình cụ thể, không tách nhỏ ra các vấn đề riêng lẻ.
3) Kiến thức tổng quát về tất cả khía cạnh của sản phẩm, phần lớn là thiết kế, trải nghiệm người dùng, Code, phần mềm, cấu trúc dữ liệu, số liệu tương tác của người dùng với sản phẩm.
4) Kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian để tương tác tốt với các team liên quan.
5) Kỹ năng nghiên cứu hành vi người dùng để đáp ứng nhu cầu của họ.

Các resource hữu ích cho Product Owner:

Xem ngay việc làm Product Owner tại ITviec.

3. Software Architect

BB_part31_v1
“Công trình” hằng ngày của một Software Architect
Software Architect là “cánh tay phải” của một công ty Product, được xem như “kiến trúc sư” xây dựng kiến trúc tổng thể của phần mềm và phương thức hoạt động cho những phần đó. Cụ thể công việc gồm:
  • Phân tích phần mềm thành một nhóm module, thành phần nhỏ.
  • Tạo sự liên kết giữa các thành phần đó với nhau, giúp chúng kết hợp làm việc trơn tru.
  • Xây dựng hạ tầng để đáp ứng yêu cầu của các module, thành phần trên gồm bảo mật (security), phương thức giao dịch (transaction), quản lý lỗi (error handling).
  • Thẩm định kiến trúc đã tạo ra.
  • Định hướng cho thành viên trong team để họ làm đúng theo cấu trúc đã xây nên.
Khi các công ty Product ở Việt Nam nhiều lên thì vị trí Software Architect đã phổ biến hơn. Do đó, chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cho vị trí này để có mức lương cao hơn là rất cần thiết.

Mức lương của Software Architect?

Software Architect thường được trả lương từ 1500 – 2500USD, bằng với một Tech Leader.

Developer cần gì để trở thành Software Architect?

1) Làm việc nhiều với kiến trúc tổng thể của một sản phẩm, hệ thống để có cái nhìn toàn diện về nó và phát triển dần cách tư duy của 1 Software Architect.
2) Nắm vững kiến thức về một công nghệ nào đó, bao gồm cú pháp ngôn ngữ lập trình, APIs, frameworks, các mẫu thiết kế, nguyên lý, kiểm thử… để biến mình thành một chuyên gia kỹ thuật về nó.
3) Có kiến thức nền tảng về các công nghệ liên quan khác để hỗ trợ cho việc xây dựng kiến trúc cho sản phẩm.
4) Tính quyết đoán để đưa ra quyết định hợp lý về công nghệ, kỹ thuật cho sản phẩm của mình.
5) Khả năng giao tiếp tốt để truyền đạt được tầm nhìn vào thiết kế đó.
6) Khả năng lãnh đạo vì mình phải đưa ra tầm nhìn tốt cho hệ thống đang phát triển, và thúc đẩy các thành viên trong nhóm tham gia để đạt sự thành công cho cả dự án.  hay nói cách khác là tạo động lực cho team làm việc, lắng nghe, dẫn dắt họ.

Các resource hữu ích cho Software Architect:

  • Domain-Driven Design: là cuốn sách cung cấp hướng thiết kế cho những hệ thống lớn, xây dựng các business rule hiệu quả.
  • Patterns of Enterprise Application Architecture: là ebook cung cấp nhiều pattern phù hợp để phát triển hệ thống lớn.
  • Software Architecture Patterns: là cuốn sách cung cấp cách vận hành, ưu khuyết điểm của nhiều pattern thường gặp trong công việc của một Software Architect.
  • Software Architecture in Practice: là quyển sách đã đạt nhiều giải thưởng, hướng dẫn cho những Software Architect tương lai cách kiến tạo một sản phẩm chi tiết nhất.
  • Tổng hợp các topic về Software Architect trên Quora: bao gồm những câu hỏi lớn nhỏ về nghề rất hữu ích.
  • Software Architecture & Design: là khóa học online miễn phí trong 2 tháng hướng dẫn những kiến thức căn bản trong việc kiến tạo và thiết kế những hệ thống phần mềm.
  • Các bài phỏng vấn của ITviec với anh Trần Vũ Tất Bình, anh Martin Papy, CTO của Pyramid Consulting Vietnam về nghề Software Architect.

Xem ngay việc làm Software Architect tại ITviec.

4. Tester

PicsArt_12-08-2015 04_45_58 PM
Định nghĩa về Tester và Developer theo blogger QA- QC Arena
Những người kiểm tra phần mềm, ứng dụng trước khi nó ra mắt được gọi là Tester (Kiểm thử phần mềm). Chức danh này sẽ rất “khát” sau này khi lượng Developer đã quá nhiều trong khi Tester thì lại quá ít. Tùy vào dự án, giai đoạn và loại Testing (Manual hay Automation) mà mà công việc của từng Tester sẽ khác nhau.
Công việc cụ thể của Manual Tester là:
  • Nhận yêu cầu của khách hàng.
  • Thiết kế Test Case.
  • Tiến hành các Test Case.
  • Báo cáo lỗi và kết quả Testing để Developer sửa.
Công việc cụ thể của Automated Tester là:
  • Nhận yêu cầu khách hàng.
  • Viết script cho trường hợp kiểm thử.
  • Tiến hành theo script.
  • Debug lỗi.
  • Báo cáo lỗi và kết quả Testing.
Con đường sự nghiệp của một Tester có thể bắt đầu với chức danh chuyên viên kiểm thử phần mềm, rồi đến Test Leader, Test Manager và Test Director.

Tester vs QC vs QA?

Mọi người thường nhầm lẫn Tester với QC (Quality Control) và QA (Quality Assurance). Cả 3 hoàn toàn là những việc làm khác nhau, cụ thể:
  • Tester: chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra phần mềm, tìm kiếm các lỗi, thiếu sót trong sản phẩm trong quá trình thực thi hệ thống để Developer sửa lại, làm việc độc lập với team QC và QA.
  • QA: giám sát, quản lý và ban hành tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm, cũng như quyết định phương pháp và tool nào để kiểm tra.
  • QC: kiểm tra và kiểm soát chất lượng sản phẩm giữa các công đoạn sản xuất và ở khâu thành phẩm, là người thực thi kế hoạch của QA.

Mức lương của Tester?

Tester có mức lương từ 500SUD trở lên cho người đã có kinh nghiệm. Nếu biết thêm ngoại ngữ tiếng Nhật, tiếng Anh… thì lương có thể lên đến 1000USD so với người cùng cấp độ.

Kỹ năng và kiến thức cần cho một Tester:

1) Phương pháp test cho từng case cụ thể tương ứng với từng domain, quy trình, sản phẩm, khách hàng, loại lỗi, đòi hỏi Tester phải nắm vững kiến thức cơ bản về phần mềm và kinh nghiệm test đa dạng sản phẩm.
2) Tư duy phân tích (phản biện) và tư duy logic từ nhiều góc độ để tìm ra được những lỗi ẩn sâu trong sản phẩm.
3) Luôn tò mò, đặt câu hỏi để nhìn ra được những vấn đề mà ngay cả các Developer còn thiếu sót trong sản phẩm.
4) Kỹ năng học hỏi nhanh để thích ứng với nhiều vấn đề lỗi trong các domain, công nghệ mới.
5) Tính tỉ mỉ để xác định chính xác mọi lỗi nhỏ trong từng dấu chấm, dấu phẩy và sự logic của thông điệp, hình ảnh.
6) Kỹ năng giao tiếp khéo léo để truyền tải được ý nghĩa của việc kiểm thử đến cho những team liên quan.

Những resource hay dành cho Tester:

Xem ngay việc làm Tester tại ITviec.

5. DevOps Engineer

Devops
Mô tả công việc của một DevOps
DevOps Engineer được trả lương cao nhất hiện nay nhờ sự tăng lên của việc sử dụng phương pháp DevOps. Bất cứ ai, dù là Developer, Tester, QA… đều có thể làm được DevOps Engineer vì đây là một vị trí cực kì đa năng và làm việc chủ yếu với các hệ thống. Thông thường, nhiệm vụ chính của vị trí này bao gồm:
  • Xây dựng, thiết kế hệ thống để các team Developement, Testing và Operation làm việc trơn tru, xuyên suốt, tối ưu hóa vòng đời phát triển phần mềm (SDLC – Software Development Life Cycle), tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm.
  • Phối hợp với các team trên trong các giai đoạn khác nhau của phát hành sản phẩm, bao gồm: Build (xây dựng), Deploy (triển khai), Test (kiểm thử), và Continuous Improvement (cải tiến liên tục).
  • Tạo, triển khai, khắc phục sự cố và duy trì hệ thống phần mềm hằng ngày.
  • Liên tục nghiên cứu, đánh giá và làm việc với các công nghệ mới để tối đa hóa hiệu quả của phần mềm.
  • Sử dụng các công cụ DevOps, điện toán đám mây, hạ tầng… để tăng hiệu quả đầu ra của sản phẩm.

Mức lương của DevOps Engineer?

Mức lương thấp nhất cho DevOps chưa có kinh nghiệm là 800USD và các Senior vào khoảng từ 1500USD trở lên.

Chân dung của một DevOps Engineer:

1) Khả năng làm việc với nhiều công nghệ và sử dụng thành thạo mọi công cụ để phục vụ cho nhiều quy trình.
2) Khả năng code, script, deploy và test vì phải phối hợp được với tất cả các team trong quy trình làm sản phẩm.
3) Khả năng làm việc sâu sát với hệ thống để đảm bảo sự kết nối xuyên suốt trong quá trình thực hiện.
4) Khả năng quản lý dữ liệu với lượng data cực kì khổng lồ, liên quan tới nhiều team và công việc khác nhau.
5) Kỹ năng làm việc cross-team. Đây là kỹ năng quan trọng nhất của một DevOps Engineer vì công việc này đòi hỏi khả năng làm việc nhóm rất cao.
Điều mà bất kì DevOps Engineer nào cũng phải ghi nhớ là khả năng kỹ thuật không làm nên vị trí này mà phải có tư duy DevOps với sự  phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa các team và các giai đoạn làm sản phẩm.

Những resource hữu ích cho DevOps Engineer:

Xem ngay việc làm DevOps tại ITviec.

Nguồn: blog.itviec.com

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.