Blog Cá Nhân Giúp Gì Cho Sự Nghiệp Của Developer?
Blog cá nhân được xem là chiếc CV “quyền lực” nhất hiện nay của các Developer.
Đọc phỏng vấn của ITviec với anh Phạm Huy Hoàng, một Full-Stack Developer và cũng là chủ Blog “Tôi đi code dạo” để biết được:
- Lý do Developer nên có một Blog cá nhân.
- Lợi ích mà anh Hoàng có được từ việc viết Blog.
- Lời khuyên để bạn có một IT Blog hay.
Tiểu sử: anh Phạm Huy Hoàng là cựu sinh viên khóa 6A của trường Đại Học FPT. Sau khi ra trường, anh làm việc tại FPT Software rồi sau đó chuyển sang làm tại ASWIG Solutions với vị trí Developer ngôn ngữ C#. Hiện tại, anh đang học Thạc sĩ Computer Science tại Đại học Lancaster ở Vương Quốc Anh và kiêm chức Full-stack Developer tại phòng IT của trường.
Đọc phỏng vấn của ITviec với anh Phạm Huy Hoàng, một Full-Stack Developer và cũng là chủ Blog “Tôi đi code dạo” để biết được:
- Lý do Developer nên có một Blog cá nhân.
- Lợi ích mà anh Hoàng có được từ việc viết Blog.
- Lời khuyên để bạn có một IT Blog hay.
Tiểu sử: anh Phạm Huy Hoàng là cựu sinh viên khóa 6A của trường Đại Học FPT. Sau khi ra trường, anh làm việc tại FPT Software rồi sau đó chuyển sang làm tại ASWIG Solutions với vị trí Developer ngôn ngữ C#. Hiện tại, anh đang học Thạc sĩ Computer Science tại Đại học Lancaster ở Vương Quốc Anh và kiêm chức Full-stack Developer tại phòng IT của trường.
Chào anh Hoàng! Vì sao anh quyết định viết blog “Tôi đi code dạo”?
Anh được truyền cảm hứng viết blog từ anh John Sonmez, một IT Consultant và chủ blog “Simple Programmer“. John Sonmez chỉ là một Developer bình thường nhưng nhờ Blog cá nhân mà anh nổi tiếng, ra sách và trở thành IT Consultant. Anh cũng không đặt mục tiêu rằng mình phải được như anh John Sonmez mà chỉ muốn viết Blog để chia sẻ thông tin với các Developer khác thôi. Tuy nhiên, sau đó anh thấy việc này giúp ích rất nhiều cho mình:
- Kiến thức của anh được cập nhật rất nhiều. Trong quá trình đọc sách, tìm hiểu những thứ hay ho để viết, trình độ, hiểu biết về IT của anh được tăng lên đáng kể. Hơn nữa, khi viết ra những cái mình vừa đọc, học được, mình sẽ nhớ rõ, nhớ lâu hơn.
- Rèn được kỹ năng giải thích và khả năng trình bày. Đây là những kỹ năng cực kì quan trọng mà nhiều Developer thiếu. Khi đi phỏng vấn, khả năng trình bày đôi lúc quyết định vị trí và mức lương của mình. Khi đi làm, mình phải biết cách giải thích về những vấn đề khi làm sản phẩm cho khách hàng, đồng nghiệp hiểu.
- Có cái giới thiệu bản thân khi đi xin học bổng nước ngoài. Trong thư giới thiệu bản thân xin học bổng của đại học Lancaster, anh đã viết vào phần hoạt động ngoài giờ là viết blog “Tôi đi code dạo”. Điều đó giúp hồ sơ của anh cũng có một điểm sáng.
Anh được truyền cảm hứng viết blog từ anh John Sonmez, một IT Consultant và chủ blog “Simple Programmer“. John Sonmez chỉ là một Developer bình thường nhưng nhờ Blog cá nhân mà anh nổi tiếng, ra sách và trở thành IT Consultant. Anh cũng không đặt mục tiêu rằng mình phải được như anh John Sonmez mà chỉ muốn viết Blog để chia sẻ thông tin với các Developer khác thôi. Tuy nhiên, sau đó anh thấy việc này giúp ích rất nhiều cho mình:
- Kiến thức của anh được cập nhật rất nhiều. Trong quá trình đọc sách, tìm hiểu những thứ hay ho để viết, trình độ, hiểu biết về IT của anh được tăng lên đáng kể. Hơn nữa, khi viết ra những cái mình vừa đọc, học được, mình sẽ nhớ rõ, nhớ lâu hơn.
- Rèn được kỹ năng giải thích và khả năng trình bày. Đây là những kỹ năng cực kì quan trọng mà nhiều Developer thiếu. Khi đi phỏng vấn, khả năng trình bày đôi lúc quyết định vị trí và mức lương của mình. Khi đi làm, mình phải biết cách giải thích về những vấn đề khi làm sản phẩm cho khách hàng, đồng nghiệp hiểu.
- Có cái giới thiệu bản thân khi đi xin học bổng nước ngoài. Trong thư giới thiệu bản thân xin học bổng của đại học Lancaster, anh đã viết vào phần hoạt động ngoài giờ là viết blog “Tôi đi code dạo”. Điều đó giúp hồ sơ của anh cũng có một điểm sáng.
Theo anh, vì sao các Developer nên có một Blog cá nhân như Blog “Tôi đi code dạo” của anh?
Anh Hoàng (thứ hai từ trái qua) và đồng nghiệp tại công ty cũ.
- Nếu Developer nào cũng có một Blog cá nhân, bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn các ứng viên khác. Lúc “Tôi đi code dạo” được khoảng hơn 6 tháng tuổi, FPT Đà Nẵng đã gửi mail mời anh phỏng vấn vị trí Senior dù lúc đó “gia tài xin việc” của anh chỉ mới có Blog, LinkedIn ghi kinh nghiệm làm việc mới…6 tháng. Nhờ Blog “Tôi đi code dạo” nên anh cũng được một anh tổ chức workshop Firebase mời ra Đà Nẵng làm Speaker mà tiếc là lúc ấy ở UK mất rồi!
- Vị trí, uy tín của bạn trong con mắt của đồng nghiệp sẽ cao hơn. Lúc anh viết Blog được khoảng 6 tháng, có một anh đồng nghiệp đọc rồi chuyền đi cho mọi người trong công ty. Từ đó khi có vấn đề gì khó mọi người đều chạy sang hỏi anh dù anh vẫn chỉ là Junior Developer thôi. Anh cũng vui vì sau khi đi du học rồi, có nhiều anh trong công ty cũ tìm được Blog “Tôi đi code dạo” rồi phát hiện ra đồng nghiệp năm nào.
- Tinh thần vui vẻ, làm quen được với nhiều bạn hơn. Từ khi viết Blog, nhiều bạn “add friend” anh để làm quen lắm! Có một anh thích Blog mình nên “add friend” làm quen và cho đến bây giờ anh ấy là bạn thân của anh luôn. Nhiều bạn lâu lâu nhắn tin: “Cảm ơn anh! Blog của anh viết đã giúp ích được nhiều cho em”. Đó là động viên rất lớn cho anh làm Blog. Có một số người “ném đá” trong Blog khiến anh rất khó chịu nhưng cũng có rất nhiều bạn như vậy ủng hộ.
Anh Hoàng (thứ hai từ trái qua) và đồng nghiệp tại công ty cũ.
- Nếu Developer nào cũng có một Blog cá nhân, bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn các ứng viên khác. Lúc “Tôi đi code dạo” được khoảng hơn 6 tháng tuổi, FPT Đà Nẵng đã gửi mail mời anh phỏng vấn vị trí Senior dù lúc đó “gia tài xin việc” của anh chỉ mới có Blog, LinkedIn ghi kinh nghiệm làm việc mới…6 tháng. Nhờ Blog “Tôi đi code dạo” nên anh cũng được một anh tổ chức workshop Firebase mời ra Đà Nẵng làm Speaker mà tiếc là lúc ấy ở UK mất rồi!
- Vị trí, uy tín của bạn trong con mắt của đồng nghiệp sẽ cao hơn. Lúc anh viết Blog được khoảng 6 tháng, có một anh đồng nghiệp đọc rồi chuyền đi cho mọi người trong công ty. Từ đó khi có vấn đề gì khó mọi người đều chạy sang hỏi anh dù anh vẫn chỉ là Junior Developer thôi. Anh cũng vui vì sau khi đi du học rồi, có nhiều anh trong công ty cũ tìm được Blog “Tôi đi code dạo” rồi phát hiện ra đồng nghiệp năm nào.
- Tinh thần vui vẻ, làm quen được với nhiều bạn hơn. Từ khi viết Blog, nhiều bạn “add friend” anh để làm quen lắm! Có một anh thích Blog mình nên “add friend” làm quen và cho đến bây giờ anh ấy là bạn thân của anh luôn. Nhiều bạn lâu lâu nhắn tin: “Cảm ơn anh! Blog của anh viết đã giúp ích được nhiều cho em”. Đó là động viên rất lớn cho anh làm Blog. Có một số người “ném đá” trong Blog khiến anh rất khó chịu nhưng cũng có rất nhiều bạn như vậy ủng hộ.
Blog “Tôi đi code dạo” phần lớn viết về kỹ năng mềm và kinh nghiệm làm việc cho Developer. Vì sao anh lại quyết định chọn đề tài này?
Anh Hoàng (ngoài cùng bên trái) làm việc tại phòng IT của Đại học Lancaster, Vương Quốc Anh.
Hiện tại Blog về IT rất nhiều nhưng hầu hết Blogger là người nước ngoài. Còn các IT Blogger nổi tiếng của Việt Nam thì chỉ tập trung viết về kỹ năng “cứng”, chuyên ngành. Rất ít các Blogger Việt viết về kỹ năng “mềm” và kinh nghiệm làm việc cho Developer nên anh muốn viết về đề tài này, bao gồm các cách deal lương, sắp xếp thời gian, ngôn ngữ nên học, con đường phát triển nghề nghiệp… Tất nhiên Blog “Tôi đi code dạo” vẫn có những bài viết về kỹ năng lập trình.
Đối tượng chính anh muốn chia sẻ là các bạn sinh viên vì anh thấy không ai dạy mình những điều quan trọng này trong thời đi học cả. Anh muốn chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng đó cho các bạn sinh viên để sau khi ra trường, các bạn hòa nhập vào thế giới việc làm tốt hơn và không bỡ ngỡ.
Anh Hoàng (ngoài cùng bên trái) làm việc tại phòng IT của Đại học Lancaster, Vương Quốc Anh.
Hiện tại Blog về IT rất nhiều nhưng hầu hết Blogger là người nước ngoài. Còn các IT Blogger nổi tiếng của Việt Nam thì chỉ tập trung viết về kỹ năng “cứng”, chuyên ngành. Rất ít các Blogger Việt viết về kỹ năng “mềm” và kinh nghiệm làm việc cho Developer nên anh muốn viết về đề tài này, bao gồm các cách deal lương, sắp xếp thời gian, ngôn ngữ nên học, con đường phát triển nghề nghiệp… Tất nhiên Blog “Tôi đi code dạo” vẫn có những bài viết về kỹ năng lập trình.
Đối tượng chính anh muốn chia sẻ là các bạn sinh viên vì anh thấy không ai dạy mình những điều quan trọng này trong thời đi học cả. Anh muốn chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng đó cho các bạn sinh viên để sau khi ra trường, các bạn hòa nhập vào thế giới việc làm tốt hơn và không bỡ ngỡ.
Từ lúc viết Blog, anh có gặp phải phản đối hay xung đột nào với các bạn đọc của mình?
Lúc mới viết Blog, anh để giao diện màu đen để buổi tối đọc cho dễ. Có một vài bạn vào bình luận rất dài rằng giao diện màu đen rất khó chịu. Sau một thời gian, anh chuyển sang giao diện màu trắng thì có một số bạn lại nhảy vào bình luận tiếp: “Giao diện này buổi tối đọc đau mắt lắm, hãy chuyển lại màu đen đi anh!” Thật ra không Blogger nào có thể “làm dâu trăm họ”, làm vừa ý tất cả bạn đọc được. Vậy nên hãy chỉ nên làm theo những cái mình cảm thấy phù hợp là được!
Lúc mới viết Blog, anh để giao diện màu đen để buổi tối đọc cho dễ. Có một vài bạn vào bình luận rất dài rằng giao diện màu đen rất khó chịu. Sau một thời gian, anh chuyển sang giao diện màu trắng thì có một số bạn lại nhảy vào bình luận tiếp: “Giao diện này buổi tối đọc đau mắt lắm, hãy chuyển lại màu đen đi anh!” Thật ra không Blogger nào có thể “làm dâu trăm họ”, làm vừa ý tất cả bạn đọc được. Vậy nên hãy chỉ nên làm theo những cái mình cảm thấy phù hợp là được!
Tuần suất viết Blog của anh như thế nào?
Anh viết Blog 2 lần/tuần, đăng vào thứ 3 và thứ 5. Từ lúc bắt đầu viết Blog anh luôn giữ tiến độ 2 bài/tuần như thế này, trừ dịp Tết.
Ở giai đoạn mới bắt đầu viết Blog thì anh viết sẵn 6-8 bài để dành, vừa đăng vừa viết từ từ. Do đó, những tuần nào anh bệnh hay bận rộn thì vẫn có bài đăng để phục vụ nhu cầu bạn đọc. Như hiện tại, anh đang có 7 bài viết đã hoàn thành để đăng dần, cùng với khoảng 11 bản nháp nữa chờ hoàn thiện.
Anh viết Blog 2 lần/tuần, đăng vào thứ 3 và thứ 5. Từ lúc bắt đầu viết Blog anh luôn giữ tiến độ 2 bài/tuần như thế này, trừ dịp Tết.
Ở giai đoạn mới bắt đầu viết Blog thì anh viết sẵn 6-8 bài để dành, vừa đăng vừa viết từ từ. Do đó, những tuần nào anh bệnh hay bận rộn thì vẫn có bài đăng để phục vụ nhu cầu bạn đọc. Như hiện tại, anh đang có 7 bài viết đã hoàn thành để đăng dần, cùng với khoảng 11 bản nháp nữa chờ hoàn thiện.
Nhưng với các Developer bận rộn thì họ lấy đâu ra thời gian viết Blog đều đặn như anh?
Với các Developer bận rộn, không có hoặc có ít thời gian rảnh thì các bạn chỉ cần giữ tiến độ 1 bài/tuần là được. Một bài Blog khá ngắn, chỉ từ 600-1000 từ nên chỉ cần bỏ 2-3 tiếng cuối tuần là xong ngay.
Hơn nữa, khi mới viết, các bạn đừng nên nghĩ tới việc bài phải có nhiều người đọc mà hãy viết cho chính mình trước. Đi làm thấy cái gì hay thì ghi lại, học công nghệ hay đọc sách thấy cái gì hay thì viết bài giải thích lại. Thế là có ngay bài viết thôi! Sau khi viết được một thời gian thì bạn sẽ tự nhận ra mình viết cái gì hay, cái gì dở, bạn đọc của Blog là những ai, họ cần gì, từ đó mà chọn nội dung viết phù hợp.
Với các Developer bận rộn, không có hoặc có ít thời gian rảnh thì các bạn chỉ cần giữ tiến độ 1 bài/tuần là được. Một bài Blog khá ngắn, chỉ từ 600-1000 từ nên chỉ cần bỏ 2-3 tiếng cuối tuần là xong ngay.
Hơn nữa, khi mới viết, các bạn đừng nên nghĩ tới việc bài phải có nhiều người đọc mà hãy viết cho chính mình trước. Đi làm thấy cái gì hay thì ghi lại, học công nghệ hay đọc sách thấy cái gì hay thì viết bài giải thích lại. Thế là có ngay bài viết thôi! Sau khi viết được một thời gian thì bạn sẽ tự nhận ra mình viết cái gì hay, cái gì dở, bạn đọc của Blog là những ai, họ cần gì, từ đó mà chọn nội dung viết phù hợp.
Anh đang dùng Platform nào cho Blog “Tôi đi code dạo” và vì sao anh lại dùng nó?
Hiện tại anh đang dùng WordPress để viết Blog. Lý do anh sử dụng WordPress là vì Platform này hỗ trợ rất nhiều các tính năng quản lý Blog như SEO, quản lý bài viết, lọc spam, thống kê lượt xem… và rất dễ sử dụng với mọi cấp độ. Chỉ cần đăng ký và bắt tay vào là viết được ngay thôi! Hơn nữa, Blog của WordPress đã được cài Plug-in chuẩn SEO rồi nên bạn không cần phải quan tâm nhiều đến SEO cho Blog nữa.
Hiện tại anh đang dùng WordPress để viết Blog. Lý do anh sử dụng WordPress là vì Platform này hỗ trợ rất nhiều các tính năng quản lý Blog như SEO, quản lý bài viết, lọc spam, thống kê lượt xem… và rất dễ sử dụng với mọi cấp độ. Chỉ cần đăng ký và bắt tay vào là viết được ngay thôi! Hơn nữa, Blog của WordPress đã được cài Plug-in chuẩn SEO rồi nên bạn không cần phải quan tâm nhiều đến SEO cho Blog nữa.
Anh có lời khuyên gì về kỹ thuật của Blog cho các Developer mới tập viết?
- Platform: Với các bạn mới viết thì anh nghĩ các bạn nên dùng WordPress đi vì nó… miễn phí, có đầy đủ chức năng của một Blog. Những tính năng như bảo mật, sao lưu dữ liệu đều được WordPress tự động làm cả. Tuy nhiên, nhược điểm của WordPress là hơi gò bó, không thể thoải mái cài Plug-in, tùy biến như ý thích được.
- Hosting: Nếu bạn có điều kiện đầu tư mua hosting thì sẽ được tự do hơn trong tùy chỉnh Blog nhưng sẽ phải mất thời gian để giải quyết các vấn đề kĩ thuật và phải trả phí cho nó hàng năm. Các Blogger nổi tiếng ở nước ngoài hầu như họ đều tự mua hosting cả vì họ có thu nhập từ Blog.
- Tên miền: Lúc mới tập viết thì tên miền không quan trọng lắm, bởi vì Blog… chả có nội dung gì để mà làm SEO hay tạo thương hiệu cả. Sau khi đã viết được khoảng 4-50 bài thì tính tới hai chuyện này là vừa. Các bạn nên mua tên miền.com để bạn đọc dễ nhớ hơn, dễ đánh URL hơn.
- Đặt tên cho Blog: Vấn đề này tùy vào tính cách của mỗi Blogger. Nếu bạn nghiêm túc thì có thể đặt tên Blog nghiêm túc và nên dùng tiếng Anh cho “ngầu”. Nếu bạn hài hước, dễ gần thì có thể đặt tên tiếng Việt. Nói chung, bạn nên đặt tên Blog sao cho dễ nhớ, dễ gọi là được. Hồi đấy may là anh đặt tên “Tôi đi code dạo” chứ đặt là “Super VN Programmer” hay “Coder technical and work skill” thì chắc không nổi được đâu
- Platform: Với các bạn mới viết thì anh nghĩ các bạn nên dùng WordPress đi vì nó… miễn phí, có đầy đủ chức năng của một Blog. Những tính năng như bảo mật, sao lưu dữ liệu đều được WordPress tự động làm cả. Tuy nhiên, nhược điểm của WordPress là hơi gò bó, không thể thoải mái cài Plug-in, tùy biến như ý thích được.
- Hosting: Nếu bạn có điều kiện đầu tư mua hosting thì sẽ được tự do hơn trong tùy chỉnh Blog nhưng sẽ phải mất thời gian để giải quyết các vấn đề kĩ thuật và phải trả phí cho nó hàng năm. Các Blogger nổi tiếng ở nước ngoài hầu như họ đều tự mua hosting cả vì họ có thu nhập từ Blog.
- Tên miền: Lúc mới tập viết thì tên miền không quan trọng lắm, bởi vì Blog… chả có nội dung gì để mà làm SEO hay tạo thương hiệu cả. Sau khi đã viết được khoảng 4-50 bài thì tính tới hai chuyện này là vừa. Các bạn nên mua tên miền.com để bạn đọc dễ nhớ hơn, dễ đánh URL hơn.
- Đặt tên cho Blog: Vấn đề này tùy vào tính cách của mỗi Blogger. Nếu bạn nghiêm túc thì có thể đặt tên Blog nghiêm túc và nên dùng tiếng Anh cho “ngầu”. Nếu bạn hài hước, dễ gần thì có thể đặt tên tiếng Việt. Nói chung, bạn nên đặt tên Blog sao cho dễ nhớ, dễ gọi là được. Hồi đấy may là anh đặt tên “Tôi đi code dạo” chứ đặt là “Super VN Programmer” hay “Coder technical and work skill” thì chắc không nổi được đâu
Còn về nội dung thì sao?
- Không nên đặt mục tiêu Blog mình phải có nhiều người thích hay mình phải nổi tiếng từ ban đầu. Hãy viết Blog vì mình trước đã và phải viết cái mình thích hoặc mình thấy hay, như mục đích ban đầu anh xây dựng Blog “Tôi đi code dạo” là vì muốn chia sẻ những kỹ năng mềm cho các bạn sinh viên chứ không vì muốn nổi tiếng hay vì một ai cả.
- Khi viết thì phải nghĩ đến người đọc. “Cái mình viết ra có ích gì không?”, “Cái mình viết ra có giúp ích gì được cho ai không?” Khi bạn viết hay, viết có ích cho người đọc thì tự động họ sẽ tìm đến Blog của bạn. Ban đầu Blog “Tôi đi code dạo” cũng chỉ có khoảng 1-200 lượt xem/tháng, trong khi hiện tại lên đến 500-800 lượt xem/ngày. Tổng lượt xem đến hơn 620.000 từ khi mới bắt đầu đến bây giờ.
- Một người nghiêm túc thì không thể viết Blog với ngôn ngữ hài hước được. Tính cách của anh rất vui vẻ, thoải mái nên ngôn ngữ Blog cũng rất thân thiện, gần gũi. Khi nói chuyện với Manager, khi thuyết trình thì có thể nói với giọng điệu nghiêm túc nhưng Blog là nơi để thể hiện bản thân mình nên bạn hãy là chính mình. “Tôi đi code dạo” vừa là nơi trao đổi, học tập vừa là nơi giao lưu nên anh chọn dùng ngôn ngữ vui tươi để các bạn cũng cảm thấy thoải mái khi đọc.
Cảm ơn anh Hoàng về những chia sẻ rất thú vị. Chúc anh luôn thành công trong học tập và công việc.
- Không nên đặt mục tiêu Blog mình phải có nhiều người thích hay mình phải nổi tiếng từ ban đầu. Hãy viết Blog vì mình trước đã và phải viết cái mình thích hoặc mình thấy hay, như mục đích ban đầu anh xây dựng Blog “Tôi đi code dạo” là vì muốn chia sẻ những kỹ năng mềm cho các bạn sinh viên chứ không vì muốn nổi tiếng hay vì một ai cả.
- Khi viết thì phải nghĩ đến người đọc. “Cái mình viết ra có ích gì không?”, “Cái mình viết ra có giúp ích gì được cho ai không?” Khi bạn viết hay, viết có ích cho người đọc thì tự động họ sẽ tìm đến Blog của bạn. Ban đầu Blog “Tôi đi code dạo” cũng chỉ có khoảng 1-200 lượt xem/tháng, trong khi hiện tại lên đến 500-800 lượt xem/ngày. Tổng lượt xem đến hơn 620.000 từ khi mới bắt đầu đến bây giờ.
- Một người nghiêm túc thì không thể viết Blog với ngôn ngữ hài hước được. Tính cách của anh rất vui vẻ, thoải mái nên ngôn ngữ Blog cũng rất thân thiện, gần gũi. Khi nói chuyện với Manager, khi thuyết trình thì có thể nói với giọng điệu nghiêm túc nhưng Blog là nơi để thể hiện bản thân mình nên bạn hãy là chính mình. “Tôi đi code dạo” vừa là nơi trao đổi, học tập vừa là nơi giao lưu nên anh chọn dùng ngôn ngữ vui tươi để các bạn cũng cảm thấy thoải mái khi đọc.
Cảm ơn anh Hoàng về những chia sẻ rất thú vị. Chúc anh luôn thành công trong học tập và công việc.
Những bài viết hay từ Blog “Tôi đi code dạo”:
- Ngồi xuống và viết blog đi nào!
- Thực trạng học lập trình của một số thanh niên hiện nay.
- Con đường phát triển sự nghiệp (Career Path) cho Developer.
- Top 26 sai lầm mà các lập trình viên non trẻ hay mắc phải.
- Những điều trường đại học không dạy bạn.
- Series “Muôn nẻo đường tìm việc“.
- Series “Học ngôn ngữ lập trình gì bây giờ?“
- Được gì mất gì khi học lập trình bằng tiếng Việt.
Nguồn: blog.itviec.com
- Ngồi xuống và viết blog đi nào!
- Thực trạng học lập trình của một số thanh niên hiện nay.
- Con đường phát triển sự nghiệp (Career Path) cho Developer.
- Top 26 sai lầm mà các lập trình viên non trẻ hay mắc phải.
- Những điều trường đại học không dạy bạn.
- Series “Muôn nẻo đường tìm việc“.
- Series “Học ngôn ngữ lập trình gì bây giờ?“
- Được gì mất gì khi học lập trình bằng tiếng Việt.
Nguồn: blog.itviec.com
Post a Comment